[Chia Sẻ] 10 Nỗi Sợ Hãi Có Thể Làm Nản Lòng Các Vận Động Viên Marathon

Nam N. Phung
Đăng ngày 14/01/2021
870 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Chạy đua Marathon, nói một cách giản dị, thực tế là một thử thách rất lớn, nhưng cảm giác khi chinh phục được và sự mãn nguyện dâng tràn thì không thể không yêu thích được. Tuy rằng việc tham gia một giải chạy marathon luôn khiến người tham dự luôn có một số sợ hãi đặc thù, bạn hãy yên tâm rằng luôn luôn có cách để vượt qua nó.


Nỗi Sợ Thứ 1: Không Hoàn Thành Cuộc Đua

Đúng như vậy, vẫn có khả năng xảy ra rằng bạn không thể hoàn thành cuộc đua. Nhưng thực tế thì ngược lại đó! Cho nên, đừng quá lo lắng.


Cách vượt qua: Tập trung vào những yếu tố bạn có thể kiểm soát được – chế độ tập luyện, hạn chế chấn thương, và nghỉ ngơi phù hợp trước ngày thi đấu.

Nếu bạn đang phải đối mặt với một chấn thương đủ nghiêm trong để ngăn cản quá trình hoàn thành cuộc đua, bạn nên cân nhắc mặt lợi mặt hai nếu tiếp tục tham gia. Tốt nhất hãy tìm ý kiến từ chuyên gia hay bác sĩ để giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất.

Hãy luôn nhớ rằng việc bỏ thi đấu là điều có thể, và hãy xem xét cảm xúc của mình nếu quyết định như thế. Đúng là việc bỏ cuộc là một “cái đắng lòng,” nhưng luôn luôn có những cơ hội khác.


Nỗi Sợ Thứ 2: Không Thể Thi Đấu

Điều này cũng rất khó chịu ngang ngữa với việc không thể cán vạch đích, khi bạn còn không thể bắt đầu ở vạch xuất phát! Đôi khi lịch của bạn bị trùng lặp với việc khác, chấn thương, hay đơn giản là bạn không có thời gian để thi đấu. Việc này khiến bạn phải bỏ thi và dời lại qua những cuộc thi đấu sau đó.


Cách vượt qua: Việc đầu tiên là phải xem xét cảm xúc bản thân mình tước. Một trong những cách để đối mặt với sự thất vọng là tập trung tinh thần vào những mặt khác trong cuộc sống ngoài việc chạy bộ. Sử dụng thời gian thay vì thi đấu để tập luyện thêm hay làm những việc mà bạn yêu thích khác. Bạn cũng có thể chọn một giải đấu quy mô nhỏ hơn để làm cơ hội tập luyện một cách an toàn.

Việc có thêm thời gian để tập luyện là một điểm tích cực trong việc dời thi đấu của bạn.


Nỗi Sợ Thứ 3: Về Chót

Đúng, chắc chắn trong bất kỳ cuộc thi đấu nào cũng sẽ có người về cuối, nhưng khả năng xảy ra với bạn hầu như không có. Trừ phi bạn quyết định đi bộ suốt quãng đường đua hay đó cự ly đua cự kỳ ngắn, bạn sẽ không phải về chót đâu!


Cách vượt qua: Nếu bạn thực sự lo lắng về điều này, hãy chọn một giải đấu quy mô lớn, nơi mà chắc chắn sẽ có sự hiện diện của nhiều người lựa chọn đi bộ. Bạn có thể kiểm tra kết quả của những lần tổ chức trước và dựa trên đó hình dung được thời gian cần thiết để hoàn thành cuộc đua.

Nhưng quan trọng nhất là, đừng lo lắng về khả năng của mình khi so sách với người khác. Việc chinh phục một cuộc đua marathon đã là một thành tích lớn rồi và cách bạn hoàn thành sẽ không quan trọng khi so với người khác.

Nếu có, bạn nên tự hào với bản thân mình vì đã kiên trì tập luyện và có đủ dũng cảm và cam đoan với bản thân để hoàn thành cuộc thi.

Và không nên bỏ qua yếu tố nếu bạn về cuối, những lời reo hò động viên từ khán giả và người xem là một cảm giác rất nhân văn và vô tình đưa bạn vào vị thế “tỏa sáng”!


Nỗi Sợ Thứ 4: Bị Chấn Thương

Bạn chắc chắn sẽ phải tập luyện rất nhiều để chuẩn bị thi đấu, vì thế khả năng chấn thương là hoàn toàn có thể xảy ra.


Cách vượt qua: Việc xảy ra chấn thương như đã nhắc đến là chắc chắn sẽ có, dưới mọi hình thức và mức độ. Bạn có thể cảm thấy khó chịu và mỏi cơ, đặc biệt ở những cự ly cuối. Đây là khoảnh khác sức mạnh tinh thần của bạn nổi dậy. Thêm nữa, bạn nên dự trù trường hợp này và hãy để tâm đến cơ thể của bạn, nhận biết sớm các dấu hiệu chấn thương và có cách chữa trị/phòng ngừa kịp thời.


Nỗi Sợ Thứ 5: Tình Huống Toilet “Khẩn Cấp”

Đa số người chạy bộ đều phải tìm nhà vệ sinh ít nhất một lần trong lúc tập luyện và điều này sẽ xảy ra khi thi đấu. Tuy nhiên, vẫn có cách để phòng ngừa việc này, ít nhất hạn chế khả năng bạn phải dừng khẩn cấp để “giải tỏa nỗi buồn.”


Cách vượt qua: Để tránh trường hợp runner’s trots (tiêu chảy khi chạy bộ), hãy đảm bảo rằng bạn ăn sáng ít nhất 90 phút trước khi xuất phát. Để bao tử đầy trong lúc chạy sẽ gây hại thêm cho việc tiêu chảy!

Hãy tránh những thức ăn giàu chất xơ (trái cây, rau củ quả, thức ăn dạng hạt) và trà/cà phê trước khi chạy, nạp đủ nước và dùng thức uống thể thao khi chạy để giữ điện giải cho cơ thể. Đối với bữa ăn trước khi chạy (pre-marathon meals), hãy dùng những thực phẩm có khả năng kết dính nhiều như cơm trắng hay chuối.

Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng không thành công lúc tập luyện, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ thuốc tiêu chảy (chỉ dùng khi thi đấu). Sử dụng thuốc tiêu chảy khi thi đấu thể thao là an toàn, nhưng đừng lạm dụng quá.

Nếu bạn lo lắng về việc đi tiểu trong lúc chạy, đừng nạp quá nhiều nước. Bạn cần nạp tầm 500ml chất lỏng (không có caffeine) khoảng 1 tiếng trước khi chạy. Ngưng uống sau khi đủ dung lượng và hãy làm trống bàng quang của mình. Nạp thêm tầm 100 đến 250ml chừng 10 phút trước khi xuất phát để bạn có đủ nước khi bắt đầu.

Trong lúc chạy, bạn nạp tầm 150ml đến 250ml mỗi 20 phút. Nếu bạn nạp như đủ như vậy sẽ không cần phải đi toilet.

Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng toilet, không soa cả vì chắc chắn sẽ có trạm toilet dọc đường đua (thường sẽ kế bên trạm tiếp nước). Và đa số người chạy sẽ sử dụng nhanh chóng nên chắc chắn sẽ không mất quá nhiều thời gian.


Nỗi Sợ Thứ 6: Lạc Đường

Khi bị lạc đường, hay nói cách khác là mất phương hướng lộ trình chạy, thường sẽ hiếm xảy ra ở các giải thi đấu quy mô lớn, nơi mà có rất nhiều vận động viên tham gia và cung đường thi đấu sẽ được điều tiết giao thông và đánh dấu rõ ràng. Đối với các giải thi đấu quy mô nhỏ hơn, điều này sẽ có thể xảy ra, đặc biệt đối với các vận động viên thuộc những nhóm chạy gần cuối.


Cách vượt qua: cách đơn giản là hãy trang bị cho mình một tấm bản đồ cung đường chạy và mang theo bên mình ở balo hay túi chạy bộ dưới hông (túi bao tử). Trường hợp có điều kiện, hãy thử chạy bộ hoặc xe máy trước cung đường sẽ thi đấu để làm quen và xác định những khúc cua hay vị trí dễ nhầm lẫn nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng công nghệ như đem theo điện thoại cá nhân bên mình để kiểm tra cung đường trực tiếp, hay có thể “cầu cứu” khi cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ người thân hay bạn bè đứng tại một số vị trí dễ lạc trên cung đường để làm cột mốc.


Nỗi Sợ Thứ 7: Thời Tiết Xấu

Thông thường, các giải thi đấu sẽ không bị hủy vì lí do thời tiết, vì thế việc chuẩn bị thi đấu cho mọi điều kiện thời tiết là điều quan trọng. Và chính vì thời gian thi đấu marathon thường sẽ kéo dài, thời tiết có thể thay đổi nhiều lần trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi.


Cách vượt qua: chuẩn bị càng tốt cho nhiều điều kiện khác nhau sẽ gia tăng khả năng hoàn thành cuộc đua cho bạn. Đừng ngại ngùng việc tập luyện dưới thời tiết xấu như mưa. Nếu bạn đã trải nghiệm thời tiết xấu trong lúc tập luyện, bạn sẽ có thể vượt qua được vào ngày thi đấu chính thức.

Bạn nên đảm bảo trang bị phụ kiện và trang phục phù hợp với nhiều điện thời tiết khác nhau (sau khi đã thử nghiệm trước đó).


Nỗi Sợ Thứ 8: Rơi Vào “Đường Cụt”

Nói nôm na là bạn đã chạm ngưỡng sức lực của cơ thể, thời điểm mà những người tập luyện marathon rất sợ hãi, là khi mà cơ thể đã sử dụng hết glycogen (năng lượng dự trữ) bên trong cơ bắp, buộc người vận động viên phải chậm lại rất nhiều, thậm chí phải đi bộ. Điều này thường xảy ra khi chạm ngưỡng cự ly 30km.


Cách vượt qua: mặc dù một số người chạy bộ cho rằng điều này là không thể tránh khỏi, vẫn có cách để phòng tránh trường hợp này xảy ra.

Hãy bám sát lịch trình tập luyện của bạn và những buổi chạy đường dài (long runs) hằng tuần của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bạn ở những cự ly cuối của cung đường.

Tiếp nạp chất dinh dưỡng cần thiết trước và trong lúc chạy cũng là chìa khóa dẫn đến thành công. Bạn cần phải đảm bảo rằng nạp đủ lượng calories (300kcl-400kcl cho đại đa số người chạy) khoảng 90 phút trước giờ xuất phát và tiếp tục nạp năng lượng tầm 100kcl cho mỗi 40-45 phút trong lúc chạy.

Trong khi chạy, bạn nên ăn đồ giàu carbs, dễ tiêu hóa. Gel năng lượng, kẹo đường, mật ong dạng túi, hay những loại thức ăn dễ mang theo bên người điều là những lựa chọn phù hợp.

Một trong những yếu tố quan trọng khác nên nhớ là đừng bao giờ bắt đầu quá nhanh. Đây là cách nhanh nhất dẫn đến kiệt sức và rơi vào thế “đường cụt.” Việc này làm glycogen rất nhanh bị đốt hết. Cho dù bạn có nạp năng lượng trong lúc chạy cũng không thể đủ.


Nỗi Sợ Thứ 9: Tổn Thương Ngoài Da (phồng rộp, kích ứng da cho ma sát), Thâm Ngón Chân/Gãy Móng Chân

Khá nhiều vận động viên marathon bị kích ứng da do ma sát, phồng rộp và gãy móng chân; những vẫn có cách để phòng ngừa.


Cách vượt qua: bạn có thể sử dụng vaseline hay lotion để tránh việc kích ứng da do ma sát ở những chỗ trên cơ thể dễ bị nhất. Bạn nên thoa những chỗ bao gồm bàn chân, má đùi trong, dưới cánh tay, viền áo ngực thể thao (ở nữ giới), và nhũ hoa (ở nam giới).

Phồng rộp có thể được ngăn ngừa bằng cách hãy chọn đôi giày phù hợp kích cỡ. Giày chạy bộ của bạn nên có kích cỡ lớn hơn 0.5 so với giày thường của bạn, vì chân bạn thường sẽ phồng lên trong lúc chạy. Bạn cũng nên chừa không gian cho khu vực đầu ngón chân nữa.

Sử dụng vớ chạy bộ làm từ sợi tổng hợp (không nên dùng sợi coton) để không bị cuộn lại và gây phồng rộp. Cũng nên dùng vớ không đường may để bề mặt da tiếp xúc nhẵn và mịn hơn. Bạn cũng có thể thoa vaseline nhưng nên hạn chế, bằng không chân bạn bên trong sẽ không cố định lúc chạy.

Một số người chạy bộ có thể dùng băng keo cá nhân lên vùng dễ bị phồng rộp. Nếu bạn dùng cách này, hãy cẩn thận bảo đảm ràng phần băng keo không bị chùn dẫn đến dễ bong tróc trong lúc chạy và không quá bám chặt.

Mang giày kích cỡ phù hợp cũng giúp ngăn chặn tình trạng bong tróc móng chân, bạn cũng nên cắt tỉa móng trước khi thi đấu.


Nỗi Sợ Thứ 10: Sự Cố Về Trang Phục Thi Đấu

Những trường hợp như “quần bị giãn” hay “áo bị khó chịu” thường xảy ra với một số người chạy. Và tất nhiên sẽ ảnh hưởng với khả năng thi đấu và hiện nay các bộ racekit thường bao gồm áo chạy bộ, khả năng xảy ra tình trạng không quen với đồ mới là có.


Để Vượt Qua: khi nói về trang phục chạy marathon, hãy dùng những trang phục mà bạn đã quen thuộc thông qua việc đã trải nghiệm và yêu thích nó trong quá trình tập luyện. Trong giải đấu, bạn không nên thử nghiệm các trang phục quá mới mà chưa qua thử dùng bao giờ. Việc này rất dễ dẫn đến tình trạng khó chịu không quen và phải điều chỉnh liên tục, làm xao nhãng việc tập trung chạy.

Ở nhiều giải chạy lớn, một số vận động có mặc các trang phục đặc biệt như đồ hóa trang hay đơn thuần để tạo niềm vui, chúng tôi khuyên nên để dành cho những giải chạy nhỏ hơn.


Biji Vietnam hi vọng bạn sẽ vượt qua hết những nỗi sợ đã chia sẽ ở bài trước và bài hôm nay, và chinh phục được mục tiêu đặt ra ở giải marathon bạn mong muốn tham gia.

#BijiVietnam #MarathonFears

------------------------------

[Nguồn: runforgood]